Cẩm nang du xuân lễ hội chùa Hương chi tiết từ A đến Z
Cẩm nang du xuân lễ hội chùa Hương chi tiết từ A đến Z
Chùa Hương không chỉ là danh thắng có cảnh đẹp hữu tình thơ mộng mà còn là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của Việt Nam. Hàng năm, khi hoa mơ nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn cũng là thời điểm hàng triệu du khách và Phật tử khắp nơi tìm về nơi đây để tham gia lễ hội chùa Hương, tìm hiểu tôn giáo dân gian cũng như khám phá văn hóa phồn thực đặc sắc
Nếu bạn cũng muốn đến chùa Hương du xuân vào dịp Tết năm nay, vậy thì hãy “bỏ túi” cẩm nang hữu ích trong bài viết sau để có chuyến du lịch thật suôn sẻ và đáng nhớ!
1. Địa điểm tổ chức lễ hội chùa Hương ở đâu?
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất của miền Bắc, được tổ chức ở khu thắng cảnh chùa Hương, thuộc Hương Sơn, địa phận huyện Mỹ Đức, cách thủ đô Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam. Nơi đây cũng được xem là khu phức hợp giữa tôn giáo và văn hóa vì tập hợp rất nhiều ngôi chùa Phật giáo, ngôi đền thờ các thần long nhãn cũng như tín ngưỡng nông nghiệp khác nhau.
Tham quan khu quần thể nổi tiếng này, ngoài có lễ hội chùa Hương đặc sắc thì du khách còn có thể tận hưởng không gian thanh tịnh với thiên nhiên trong lành, cầu nguyện bình an cho bản thân và gia đình, chắc chắn mang đến trải nghiệm ấn tượng, khiến bạn khó quên nhất.
Lễ hội chùa Hương được xem là nét văn hoá đặc sắc ở miền Bắc vào những ngày đầu năm.
2. Thời gian khai lễ chùa Hương khi nào?
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Ngày mùng 6 cũng là thời gian khai hội chính thức nên thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Ngoài ra, đỉnh cao của lễ hội còn là ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 Âm Lịch. Khi ấy, rất nhiều Phật tử và người dân thập phương đến đây để hành hương lễ chùa, chiêm bái, cầu bình an và may mắn cho năm mới.
3. Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương gắn liền với nhiều giá trị văn hóa độc đáo và quý báu của dân tộc. Hãy cùng với Bamboo Airways tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của lễ chùa Hương sau đây để có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa này nhé!
3.1. Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương
Chùa Hương đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 17 cách đây hơn 300 năm. Nơi đây gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà chúa Ba, ứng thân của Quán Thế Âm Bồ Tát – công chúa Diệu Thiện.
Theo đó, sau 9 năm tu hành thì công chúa đã đắc đạo thành Phật và đi cứu độ chúng sinh vào một ngày mùa xuân đầy sức sống. Ngày đó cũng là ngày Phật Đản hiện nay (được sử sách xác định là 19 – 2 Âm Lịch). Vì thế, vào thời điểm trăm hoa đua nở này, nhiều người dân và Phật tử khắp nơi đều tìm về đây, để vừa dâng lễ Bà Chúa Ba, vừa thưởng ngoạn danh thắng Hương Sơn. Đây cũng là nguồn gốc đầu tiên về lễ hội chùa Hương.
Nguồn gốc thứ hai liên quan đến chuyến tuần du Trấn Sơn Nam của Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vào tháng 3 năm 1770. Khi ấy, Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương, vãn cảnh chùa và đề nghị khắc lên cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.
Vì đây là nơi tâm linh và cũng được Chúa ca ngợi nên từ đó người dân tìm đến động Hương Tích ngày càng nhiều hơn, dẫn đến nơi đây trở thành địa điểm tôn giáo lớn của người Việt xưa. Tuy nhiên, thời gian ấy người dân chỉ vãn cảnh chùa nhỏ lẻ chứ không mở lễ hội. Mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức với quy mô lớn như ngày nay.
Mỗi năm, khách du lịch thập phương đều tìm về Động Hương Tích để tham gia lễ chùa Hương, cầu nguyện sự bình an và may mắn cho gia đình.
3.2. Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương
Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương được thể hiện thông qua 2 hoạt động chính là phần lễ và phần hội.
Phần lễ là nghi thức giao tiếp và thể hiện tôn kính đối với thần linh, cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổng thể trong tôn giáo Việt Nam từ xưa đến nay (bao gồm Nho giáo, Đạo giáo và Phật Giáo).
Phần hội là sự giao thoa văn hóa dân tộc đặc sắc như chèo thuyền, leo núi, hát chèo và hát chầu văn. Đồng thời, còn thể hiện sự hòa hợp của con người với thiên nhiên, cũng như tinh thần đoàn kết và đồng lòng của dân tộc khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
4. Nghi thức được tổ chức trong lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương được tổ chức với nhiều hoạt động thể hiện văn hóa đặc sắc của dân tộc như là:
4.1. Nghi thức khai sơn – lễ mở cửa rừng
Lễ khai sơn – mở cửa rừng được diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Nghi lễ này phải dâng lên một số lễ vật, bao gồm đèn, hoa, nến, đồ chay, trái cây. Sau đó, hai tăng ni sẽ được cử mặc áo cà sa, mang đồ lễ dâng đàn và cúng kiếng, đồng thời thực hiện nhiều động tác độc đáo chỉ có ở lễ hội chùa Hương.
4.2. Nghi lễ dâng hương
Du khách và người dân tiến hành dâng hương với lễ vật do mình chuẩn bị. Mục đích là để cầu nguyện về những điều tốt lành cho năm mới, cầu sức khỏe và bình an đến cho bản thân, gia đình.
4.3. Phần hội của lễ chùa Hương
Bên cạnh nghi lễ trang nghiêm, lễ hội chùa Hương còn thu hút bởi phần hội vô cùng đặc sắc, chẳng hạn như hoạt động chèo thuyền, leo núi, hát chèo và hát chầu văn. Thú vị hơn là du khách có thể ngồi thuyền để thưởng ngoạn cảnh sông nước hữu tình thơ mộng tại danh thắng chùa Hương.
Chèo thuyền là một trong những hoạt động đặc sắc của hội chùa Hương bên cạnh nhiều nghi lễ trang nghiêm được tổ chức.
5. Cẩm nang du xuân lễ hội chùa Hương cực chi tiết
Để có chuyến du lịch hành hương đến chùa Hương thuận lợi và đáng nhớ, du khách hãy bỏ túi một số kinh nghiệm hữu ích sau đây từ Bamboo Airways:
5.1. Đến chùa Hương bằng phương tiện gì?
Có nhiều phương tiện để bạn di chuyển đến chùa Hương tham gia lễ hội như:
• Máy bay: Nếu bạn ở khu vực miền Trung hoặc miền Nam muốn có chuyến hành hương đến quần thể chùa tại Hà Nội thì máy bay là phương tiện giúp bạn di chuyển nhanh chóng và tiện lợi nhất. Theo đó, bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội tại Bamboo Airways với mức giá siêu tiết kiệm, nhiều đặc quyền hấp dẫn khi đăng ký nhận tin khuyến mãi hoặc trở thành hội viên Bamboo Club.
• Xe máy: Bạn có thể thuê xe máy để tự mình trải nghiệm chuyến hành hương dễ dàng hơn. Với tuyến đường từ Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Đông – Ngã 3 Ba La – Vân Đình, bạn có thể đến chùa Hương đi lễ hội sau 1 tiếng 50 phút,
• Xe ô tô: Nếu lựa chọn tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ – Nút Giao Đồng Văn – Quốc Lộ 38 – Chợ Dầu bằng xe ô tô thì chỉ mất khoảng 1 tiếng để tới chùa Hương.
• Xe bus: Bạn có thể di chuyển đến chùa Hương bằng xe bus với các tuyến 211, 78 hoặc 75, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm chi phí.
• Taxi: Nếu đi lễ chùa Hương bằng taxi thì tài xế sẽ đến tận nơi để đón bạn. Một số hãng taxi nổi tiếng ở Hà Nội là Taxi Thanh Nga, Taxi Thăng Long, Taxi HaNoi Tourist…
5.2. Gợi ý các điểm tham quan ở lễ hội chùa Hương
Du lịch chùa Hương, ngoài đi lễ và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc, du khách đừng quên thưởng ngoạn cảnh đẹp tại một số địa điểm nổi tiếng sau đây:
• Suối Yến: Với chiều dài khoảng 4km, Suối Yến là con đường thủy duy nhất dẫn vào chùa Hương. Bạn có thể ngồi thuyền qua suối để tới chùa và chiêm ngưỡng cảnh đẹp khác biệt nơi đây.
• Đền Trình: Ở khuôn viên đền Trình có nhiều ngôi đền được xây dựng theo kiểu chữ tam tinh xảo (bao gồm hậu cung, đại bái tiền đường) , kết hợp với phong cảnh hùng vĩ, uy nghiêm của núi Ngũ Nhạc, tạo nên cảnh đẹp như chốn bồng lai.
• Động Tiên Sơn: Đây là hang động nhỏ có nhiều thạch nhũ mang hình thù đẹp khác nhau như hình trái tim, hình bàn tay Phật, hình ngà voi trắng.
• Làng Yến Vỹ: Du khách có thể tham quan làng Yến Vỹ để tận hưởng không gian yên bình của làng quê Bắc Bộ xưa.
• Chùa Thiên Trù: Sau khi đi hết dòng Suối Yến, chùa Thiên Trù xuất hiện trước mắt du khách với kiến trúc cổ kính thời Lê – Nguyễn và khung cảnh yên bình, thanh tịnh, trong lành.
Chùa Thiên Trù – công trình kiến trúc đậm nét văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thời Lê – Nguyễn.
5.3. Giá vé tham gia hội chùa Hương bao nhiêu?
Bạn có thể tham khảo các phí cơ bản sau đây khi đến du lịch lễ hội chùa Hương:
• Vé vào cổng: Vé tham quan 21 địa điểm trong khu vực thắng cảnh chùa Hương có giá 80.000 VNĐ/người.
• Vé đò tham quan: Chuyến đò từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích có giá 50.000 VNĐ/người/2 chiều. Đối với chuyến đò từ Tuyết Sơn – Long Vân thì giá vé 35.000 VNĐ/người/2 chiều.
• Vé cáp treo: Vé cáp treo dành cho người lớn là 120.000VNĐ/vé 1 chiều; 180.000VNĐ/vé khứ hồi. Đối với trẻ em thì khoảng 90.000VNĐ/vé 1 chiều; 120.000VNĐ/vé khứ hồi.
5.4. Ở đâu khi đi lễ hội chùa Hương?
Theo kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương được chia sẻ, du khách nên đặt khách sạn gần danh thắng Hương Sơn như khách sạn Thịnh Khang, Thành Hải, Minh Hoàng, Hòa Nam, Omerta… để thuận tiện cho việc di chuyển, hành hương, thưởng ngoạn khung cảnh xung quanh với mức chi phí phải chăng.
5.5. Ăn gì khi đi lễ chùa Hương?
Sau một ngày tham quan, bạn có thể lựa chọn một số nhà hàng gần khu vực chùa Hương sau đây, để thưởng thức bữa ăn ngon với mức giá vô cùng phải chăng:
• Nhà hàng Mai Lâm: Số 4 Thiên Trù, chùa Hương.
• Nhà hàng Quyết Thắng: Số 1 Thiên Trù, chùa Hương
• Nhà hàng Thịnh Khang: Suối Yến – Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội.
• Nhà hàng Xuân Dung: Núi Soi, Suối Yến, Hương Sơn.
Ngoài ra, du khách cũng đừng quên thưởng thức các món đặc sản tại chỗ hoặc mua về tặng cho gia đình, bạn bè như chè lam, bánh củ mài, mơ rừng, rau sắng, hạt dẻ, củ mã thầy.
Chè lam có vị ngọt, bùi, thơm mùi gừng, là món đặc sản nhất định phải thử khi du lịch đến chùa Hương.
6. Một số lưu ý cần biết khi đi lễ hội chùa Hương
Để hành trình đi lễ chùa Hương thêm trọn vẹn và đáng nhớ, du khách cần lưu ý một số thông tin sau đây:
• Chuẩn bị sẵn đầy đủ đồ lễ trước khi đến chùa vì hầu như lễ vật được bán ở tại đây đều có giá rất cao.
• Đến với chùa Hương, du khách phải tham gia vào nhiều hoạt động tâm linh, lễ bái nên hãy chú ý mặc trang phục gọn gàng, lịch sự để thể hiện tôn kính đối với thần linh. Ngoài ra, bạn cần đi bộ và leo bậc thang nhiều nên hãy lựa chọn đôi giày phù hợp, thoải mái nhất khi di chuyển nhé.
• Đi lễ chùa Hương là tìm về bình yên trong tâm hồn nên bạn đừng chen lấn, xô đẩy, to tiếng. Đồng thời, tuyệt đối không xả rác, làm mất đi vẻ đẹp của danh thắng.
• Do là mùa lễ hội nên tại chùa Hương rất đông người. Du khách cần chú ý giữ gìn tốt tài sản cá nhân của mình khi hành hương để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
• Để tránh tình trạng bị chặt chém, du khách nên hỏi giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào.
Bamboo Airways hi vọng bạn đã có thêm thông tin về lễ hội chùa Hương để có thể chuẩn bị chuyến đi chu đáo, trọn vẹn cho mình vào dịp đầu năm. Ngoài ra, hãy bạn đặt vé máy bay đi Hà Nội giá tốt để hành hương và thưởng ngoạn cảnh đẹp của “Nam Thiên Đệ Nhất Động” nhé!